0942649186 / nguyenvanthang9186@gmail.com
Dương lịch: 08/07/2025 / Âm lịch: 14/06/2025

Hướng dẫn động thổ năm Bính Ngọ 2026

Tin tức | 09/05/2025 | 68 lượt xem

HƯỚNG DẪN LÀM LỄ ĐỘNG THỔ THEO PHONG THỦY 
1. Khái niệm về lễ động Thổ
Động thổ là trước khi khởi công xây dựng nhà ở, công trình, cửa hàng, nhà xưởng hoặc công trình dân dụng Theo quan niệm dân gian cũng như người dân việt nam, mỗi khu đất đều có thần linh cai quản, gọi là Thổ thần. Do đó, trước khi đào móng, san nền, khởi công xây dựng, gia chủ cần làm lễ để xin phép Thổ thần, Long mạch và các chư vị thần linh cai quản tại nơi đất đó.
Vì vậy, lễ động thổ chính là bước khởi đầu quan trọng cần được chuẩn bị kỹ càng và thực hiện đúng nghi thức .


2. Các bước cần chuẩn bị cho lễ động thổ 
2.1. Xem ngày giờ động thổ hợp tuổi – hợp mệnh
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong toàn bộ nghi lễ, vì theo Phong Thủy,Nếu phạm phải các thế sát, hoặc khởi công không hợp thời gian, không hợp lý, thì có thể gây ra những tổn thất, những điều không lành như: thi công sai lầm, gia đạo bất an, tài lộc thất thoát .....vv
Cách xem ngày
- Trước khi xem ngày cần phải xác định người nào đứng ra làm lễ động thổ
- tránh các tuổi phạm : 
+ phạm thái tuế
+ tam sát
+ xung thái tuế
+ xung, khắc tọa nhà
Nếu như trong nhà mà không chọn được người phù hợp để động thổ thì có thể mượn tuổi người thân khác để tiến hành
Lưu ý: Nếu mượn tuổi người thân (nam giới lớn tuổi, khỏe mạnh, không phạm hạn) để đứng ra tiến hành.
- Khi xem ngày cần tránh các đại sát: 
+ sát đại tướng quân
+ tiểu nhi sát
+ đại nguyệt kiến
+ sát mậu kỷ
+ tuế phá
+ tam sát
+ thái tuế .....vv
Rồi chọn sao cho năm, tháng, ngày, giờ có lộc mã quý nhân đáo sơn, đáo hướng, đáo trung cung
2.2. Chuẩn bị lễ cúng 
Lễ vật cúng động thổ nên được chuẩn bị chỉnh chu, thành kính .
1 bàn cúng hoặc lễ cúng đặt ngoài trời (ngay nơi chuẩn bị thi công).
1 bó hương, 1 nến nêu đỏ 
1 bình hoa tươi (thường là hoa cúc)
1 đĩa trái cây ngũ quả (chuối, mãng cầu, đu đủ, xoài, dừa... tùy theo địa phương)
1 chén Bình, 1 chén muối trắng, 1 ly rượu
1 đĩa muối trắng
1 đĩa gạo
1 con gà trống hoặc 1 miếng thịt heo luộc 
1 đĩa xôi (xôi gấc, xôi trắng đều được).
Tiền vàng, vàng mã, quần áo thần linh, mâm lễ chay hoặc mặn tùy vào phong tục địa phương


3.Quy trình làm lễ động thổ
Vào ngày đã chọn tốt, gia chủ hoặc người được mượn tuổi sẽ tiến hành nghi thức động thổ theo thứ tự sau
Bước 1: Dọn dẹp trước khi làm lễ
Khu đất chuẩn bị xây dựng cần được dọn dẹp cỏ rác, kê bàn/mâm cúng ở vị trí trang nghiêm, thoáng mát, sạch sẽ
Bước 2: Bày biện lễ vật, kích nhang đèn, nến
Đặt đầy đủ lễ vật chuẩn bị lên bàn, đúng hướng dẫn (thường quay mặt về hướng tốt trong ngày). Sau đó 1 bó hương (3 hoặc 5 nén), châm đèn, khấn
Bước 3: Đọc văn bản khấn động thổ
Người đứng làm lễ (gia chủ hoặc người được mượn tuổi) hoàn tay khấn vái, đọc bài văn khấn 
Bước 4: Nghi thức động thổ
Sau khi hương tàn được khoảng 2/3, người làm lễ tiến hành dùng cuốc hoặc máy xúc cuốc 3 cuốc tại vị chí đã được chọn để biểu tượng cho động thổ
Bước 5: Hóa vàng mã
Cuối lễ, hóa toàn bộ mã vàng, giấy cúng. Khi hóa xong, dùng muối và gạo đã chuẩn bị rải rác xung quanh khu đất, vừa rải vừa khấn “xin trấn an đất đai – rước phúc khí”.


Kết Luận 
Lễ động thổ không chỉ là một hệ thống, truyền thống nghi thức mà còn là bước khởi đầu phong thủy quan trọng để kiến trúc tạo nên sự lành mạnh cho cả gia đình và công trình về sau. Khi được thực hiện đúng cách, với thời gian tốt, người hợp tuổi và xin thành kính, nghi lễ này sẽ mang đến nhiều may mắn, trong quá trình xây dựng. giúp đỡ cuộc sống về sau an ổn, tài vận hành hanh thông.